NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THỰC PHẨM GMO Ở VIỆT NAM

Từ năm 2017, thông tin Việt Nam sớm trở thành nơi sản xuất giống thực phẩm GMO lớn nhất khu vực đã gây xôn xao dư luận. Vậy thực trạng về thực phẩm GMO ở Việt Nam là như thế nào?

Năm 2005, Chính phủ Việt Nam bắt đầu chủ trương phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học vào nông nghiệp, trong đó có GMO. Đây được xem là bước tiến chính thức của thực phẩm GMO Việt Nam. Thậm chí, mục tiêu giai đoạn 2011 – 2015 còn chỉ rõ việc “Đưa một số giống cây trồng biến đổi gen vào sản xuất”. Đặt mục tiêu đến năm 2020 diện tích trồng các cây giống tạo ra bằng công nghệ sinh học chiếm 70%, riêng thực phẩm GMO ở Việt Nam chiếm 30 – 50%.

Tương tự như một số nước trên thế giới, 3 loại cây trồng GMO chính được ứng dụng là ngô, bông và đậu tương. Bắt đầu từ năm 2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thử nghiệm 7 giống ngô GMO. Bên cạnh việc thử nghiệm giống GMO, Chính phủ còn triển khai Luật an toàn thực phẩm năm 2010 và Nghị định số 38/2012. Đồng thời chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Khoa học Công nghệ hoàn thiện dự thảo Thông tư hướng dẫn ghi nhãn với thực phẩm có tỷ lệ thành phần nguyên liệu biến đổi gen lớn hơn 5%. Đây được xem là những quyết định góp phần hợp pháp hóa đường đi của thực phẩm GMO ở Việt Nam.

thực phẩm GMO ở Việt Nam 2

Ngô GMO đã được đưa vào trông ở nước ta

Đến tháng 3/2015, sau thời gian nghiên cứu, thử nghiệm, 3 giống ngô GMO đã được đưa vào trồng tại 4 tỉnh phía Bắc và 4 tỉnh phía Nam. Các sản phẩm thu hoạch từ cây giống GMO sau đó đã được sử dụng rộng rãi trên khắp cả nước. Đến tháng 8/2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục mở rộng số thực phẩm GMO ở Việt Nam bằng cách cấp phép trồng trọt cho 21 giống ngô và đậu nành GMO.

Ngoài việc đưa vào trồng, nước ta cũng nhập nhiều thực phẩm GMO. Trong một lần trao đổi với báo chí, ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho biết mỗi năm nước ta đang nhập hàng triệu tấn ngô, đậu nành và khô dầu đậu nành từ Mỹ, Brazil, Argentina… Các sản phẩm này đều là thực phẩm GMO. Sau khi nhập về, chúng đã được chế biến thành thực phẩm, thức ăn gia súc….

GMO – THÁI LAN KHÔNG NHẬN, VIỆT NAM NHẬN!

Trước Việt Nam, trên thế giới chỉ có 28 quốc gia cho phép trồng thực phẩm GMO. Trong khi đó, một sự thật ít người biết về thực phẩm GMO ở Việt Nam là Công ty CP (Thái Lan) – công ty đang bắt tay với Monsanto để sản xuất hạt giống GMO trên đất nước ta lại không dành được sự hưởng ứng của cư dân quê nhà. Người tiêu dùng Thái Lan đang phản đối GMO trên diện rộng nên mặt hàng này ít được ưa chuộng ở nước bạn.

Dù đứng ở góc độ kinh tế, nhiều chuyên gia có rằng việc Việt Nam dang tay chào đón thực phẩm GMO sẽ tạo cơ hội để nước ta trở thành trung tâm sản xuất giống cho cả khu vực châu Á. Thậm chí, nếu nắm bắt tốt các yếu tố thiên thời, địa lợi thì Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ vì GMO. Đây có lẽ là tín hiệu vui cho người nông dân, cho các nhà quản lý kinh tế.

thực phẩm GMO ở Việt Nam 3

Nhiều nước trên thế giới đang phản đối GMO

Tuy nhiên ở góc độ người tiêu dùng, GMO lại gây nhiều tranh cãi. Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao người Thái ra sức phản đối GMO? Nếu GMO tốt và đem lại nhiều lợi nhuận như vậy thì tại sao Công ty CP lại quyết định chuyển tất cả việc sản xuất hạt lai truyền thống về Thái Lan và để Việt Nam thành là nơi chuyên sản xuất các giống cây GMO?

Thực chất, không chỉ thực phẩm GMO ở Việt Nam mà GMO đang gây tranh cãi trên toàn cầu về vấn đề an toàn. Nhiều người bày tỏ sự bất an khi các thực phẩm gắn nhãn GMO hoặc không gắn nhãn nhưng chứa GMO được lưu hành trên thị trường. Dù chưa có một nghiên cứu lớn, chính thức nào về lợi – hại của GMO nhưng việc một số thí nghiệm nhỏ cho thấy ngô GMO khiến chuột xuất hiện khối u lớn hay cà chua GMO gây hại cho chuột đã khiến người tiêu dùng lo lắng.

Hơn nữa, việc nghiên cứu về thực phẩm GMO lại đang nằm trong tay các công ty sản xuất. Có nghĩa là các nhà nghiên cứu chỉ được phép nghiên cứu về một giống thực phẩm GMO ở Việt Nam khi nhà sản xuất ra chúng đồng ý. Điều này gây nhiều khó khăn cho việc tiếp cận, nghiên cứu và đánh giá mức an toàn ở GMO.

Tóm lại, hiện tại vẫn chưa có đáp án chính xác về lợi – hại của thực phẩm GMO ở Việt Nam cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước chú ý tới ẩm thực và dinh dưỡng như châu Âu, Nhật Bản là điều người tiêu dùng nên lưu ý, cân nhắc. Chúng ta cần thời gian để chứng minh giá trị thực của GMO. Và trong thời gian chờ đợi đó, nhiều gia đình đã tìm đến đồ Non – GMO, đồ hữu cơ organic để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Tags:

1 Comment

  1. John Dilan 20/10/2015 Reply

    Very nice post

Leave a Comment

Your email address will not be published.

0
X